Các cơ quan trong cơ thể của chúng ta hoạt động và phục hồi như thế nào trong 24 giờ? (Phần 1)

Cơ thể con người là một sự phối hợp kỳ diệu, nhịp nhàng của chuỗi các hệ thống cơ quan bên trong. Vậy bạn có biết các cơ quan trong cơ thể hoạt động và phục hồi như thế nào trong 24 giờ của một ngày?

Bạn có đang gặp phải những vấn đề này? 

Bạn có bao giờ cảm thấy uể oải, lờ đờ cả người luôn mệt mỏi, không có năng lượng không? Hoặc bạn thường xuyên bị đau bụng, buồn nôn, chán ăn, buồn ngủ? Đôi khi lại cảm thấy đau trong cơ thể, chuột rút cơ, đau đầu và co giật nhẹ.

Những vấn đề này có thể là do các cơ quan trong cơ thể không có khả năng phục hồi những “tổn thương” bạn phải trải qua trong cả ngày dài mà không được nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu bạn tiếp tục để bản thân mệt mỏi mà không chăm sóc cơ thể, những triệu chứng nhỏ này có thể chuyển thành các vấn đề y tế nghiêm trọng.

Tương tự như việc bạn ấn định thời gian cụ thể để đọc sách, làm việc, vui chơi và ngủ.

Cơ thể bạn thậm chí còn có một kế hoạch tỉ mỉ hơn cho từng cơ quan hoạt động và nghỉ ngơi.  

Đó là lý do tại sao, khi chúng ta không có lối sống lành mạnh, không sắp xếp các hoạt động thường ngày theo giờ giấc phù hợp, cơ thể sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe và dễ mắc phải nhiều loại bệnh.

Khung giờ làm việc và phục hồi của các cơ quan trong cơ thể:

Cứ mỗi 2 giờ vòng năng lượng tuần hoàn của đồng hồ sinh học trong cơ thể sẽ đi qua lần lượt các cơ quan nội tạng.

Khi một cơ quan trong cơ thể được nạp đầy năng lượng thì mức năng lượng của cơ quan đối diện sẽ bị hạ xuống thấp nhất, tuần hoàn liên tục trong vòng 24 giờ.

Dưới đây là đồng hồ hoạt động và đào thải của các cơ quan. Cùng tham khảo và bắt đầu xây dựng thói quen sống lành mạnh nhé! 

Từ 5-7 giờ: (Ruột già)

Buổi sáng là thời gian vàng để nuông chiều các bộ phận của hệ tiêu hóa. Trong đó, từ 5-7 giờ sáng là thời điểm Ruột già được kích hoạt và làm việc hiệu quả nhất để thanh lọc cơ thể.

Đây là thời điểm Ruột già thải các chất cặn bã ra ngoài. Do vậy, bạn cần cung cấp một lượng nước thích hợp cho ruột hoạt động tốt hơn.

Do đó, ngay sau khi thức dậy, bạn nên uống một ít nước lọc và đi bộ một đoạn ngắn hoặc tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể kích hoạt việc thải độc.

Đặc biệt, không nên uống caffeine vào khung giờ này vì sẽ hấp thụ nước từ ruột kết làm thay đổi hoạt động của cơ quan này. 

Để giảm nguy cơ táo bón, bạn có thể thực hiện các động tác xoa bóp, massage ruột già và vùng bụng dưới nằm bên phía cánh tay phải để giúp cơ quan này thải độc hiệu quả.

Theo vòng năng lượng tuần hoàn, khi Ruột già đạt mức năng lượng cao nhất thì Thận sẽ có mức năng lượng yếu nhất.

Chính vì thế, những người bị suy chức năng thận thường sẽ cảm thấy khó dậy sớm được, do nồng độ cortisol (có tác dụng thúc đẩy bạn thức dậy) được sản xuất từ tuyến thượng thận của họ không đạt đỉnh như những người bình thường.

Từ 7-9 giờ: (Dạ dày)

Trong khung thời gian này, Dạ dàyRuột non sẽ hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn.

Bạn cần ăn sáng với một bữa ăn nhẹ và dễ tiêu hóa, sau đó là nước trái cây và có thể uống một ít trà hoặc cafe.

Bữa sáng sẽ giúp cơ thể bắt kịp nhịp độ khuếch tán và làm nóng năng lượng vào giữa ngày, cung cấp dinh dưỡng cho ruột, hỗ trợ khả năng hấp thu và đồng hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Trong khung giờ này, bạn có thể tập thở bằng bụng để thúc đẩy máu lưu thông và năng lượng đến dạ dày, từ đó hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tiêu hóa.

Mật ong, đậu phộng, cà rốt hoặc táo là những thực phẩm tốt cho Dạ Dày trong buổi sáng.

Từ 9-11 giờ: (Lá lách)

Đây là thời gian Lá lách được làm sạch và hoạt động.

Bộ phận này thông thường giữ vai trò giúp hệ thống miễn dịch bằng cách sản xuất Kháng thể để chống lại dị ứng và nhiễm trùng.

Nếu lá lách không ở trong tình trạng tốt, bạn có thể bị ốm thường xuyên vì không thể chống lại các cuộc xâm lược vi mô vào cơ thể. 

Đồng thời, 10 giờ sáng cũng là lúc cơ thể tỉnh táo cao độ để tập trung làm việc.

Từ 11-13 giờ: (Tim)

Đây là thời gian để tim phục hồi và làm sạch các mảng bám, cholesterol và chất bẩn đã tiếp nhận hàng ngày. Đây là giai đoạn tim hoạt động tích cực nhất trong cả ngày và theo nghiên cứu, 70% các cơn đau tim xảy ra trong những giờ này.

Với lối sống không lành mạnh, tim sẽ phải gắng sức trong quá trình phục hồi dẫn đến đau tim.  

Do đó, bạn nên tránh việc tập thể dục cường độ cao trong thời điểm này vì sẽ ảnh hưởng đến Tim.

Bạn cần ăn trưa trong khoảng thời gian này, có thể bổ sung táo, nhãn trong bữa ăn để cung cấp máu và chất dinh dưỡng thích hợp cho tim.

Một giấc ngủ ngắn sau bữa trưa sẽ giúp cơ thể được hồi phục, tiếp thêm năng lượng cho buổi chiều, đồng thời giúp tim loại bỏ độc tố, hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên ngủ ngay sau khi ăn, vì sẽ không tốt cho dạ dày. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng vài phút và không nên ngủ trưa nhiều hơn một tiếng.

Xem thêm: Các cơ quan trong cơ thể của chúng ta hoạt động và phục hồi như thế nào trong 24 giờ? (Phần 2)