Các cơ quan trong cơ thể của chúng ta hoạt động và phục hồi như thế nào trong 24 giờ? (Phần 2)

Các cơ quan trong cơ thể chúng ta có một lịch trình hoạt động rất nghiêm ngặt để tự chăm sóc và tự phục hồi được thực hiện vào một thời điểm cụ thể trong ngày và đêm.

Đó là lý do tại sao, khi chúng ta không có lối sống lành mạnh, không sắp xếp các hoạt động thường ngày theo giờ giấc phù hợp, cơ thể sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe và dễ mắc phải nhiều loại bệnh.

Xem thêm: Các cơ quan trong cơ thể của chúng ta hoạt động và phục hồi như thế nào trong 24 giờ? (Phần 2)

Các Cơ Quan Nội Tạng Hoạt Động Như Thế Nào Khi Chúng Ta Đang Ngủ? (Phần 3)

Từ 13-15 giờ: (Ruột non)

Ruột non phân phối các chất dinh dưỡng được tiêu hóa đến các bộ phận liên quan. Cụ thể, các chất lỏng từ ruột non được chuyển đến bàng quang, chất thải sẽ tới ruột già và chất dinh dưỡng được đưa đến lá lách để tạo máu và năng lượng.

Nếu đây là thời điểm bạn cảm thấy đầy hơi, ợ hơi hoặc ợ chua thì có thể là do sự bất tiện của ruột non trong quá trình tiêu hóa.

Bạn cần lưu ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống để đường ruột có thể tiêu hóa đầy đủ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên dùng bữa trưa nhẹ nhàng và nhai kỹ khi ăn để ruột non hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.

Trước bữa ăn, bạn có thể thực hiện một vài động tác đá chân để kích hoạt ruột non hoạt động tốt hơn.

Trong giai đoạn này, các chức năng của não hoạt động mạnh, các cơ quan trong cơ thể cũng kết nối tốt nhất vào khoảng 14h30 và phản ứng nhanh nhất trong khoảng 15h30.

Do đó đây là khung thời gian lý tưởng để giải quyết các vấn đề, đưa ra các quyết định quan trọng.

Từ 15-17 giờ: (Bàng Quang)

Đây là thời gian Bàng quang hoạt động nhiều nhất. Bàng quang là bộ phận quan trọng giúp loại bỏ nhiều độc tố trong cơ thể.

Gần như tất cả các chất độc ở các cơ quan khác đều phải tới bàng quang và được thải ra ngoài qua nước tiểu.

Do đó, trong giờ này, bạn cần uống thật nhiều nước, tốt nhất là nên uống một tách trà để thanh lọc cơ thể, tận dụng công suất hoạt động của bàng quang, thúc đẩy quá trình thải độc.

Ngoài ra, trong những giờ này, nên hạn chế nạp vào bụng đồ ăn vặt hoặc đồ uống có ga, vì có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động đào thải của thận và bàng quang. 

Từ 17-19 giờ: (Thận)

Thời gian này, Thận hoạt động nhiều nhất trong ngày. Độc tố tích lũy trong thận sẽ gây nên tình trạng phù nề, lâu dần dẫn đến các bệnh liên quan như suy thận, sỏi thận.

Từ 17 giờ trở đi, tim mạch và các cơ bắp hoạt động hiệu quả. Do đó, bạn nên chạy hoặc đi bộ trong khung giờ này giúp thận đào thải độc tố tốt hơn.

Đồng thời, đây cũng là thời điểm ăn tối. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm tốt cho thận trong bữa ăn bao gồm nấm, tảo bẹ.

Từ 19-21 giờ: (Màng ngoài tim & Tuyến tụy)

Màng tim hoạt động nhiều nhất trong khung 19-21 giờ giúp bạn thoải mái và phấn chấn về tinh thần.

Màng ngoài tim là túi chứa chất lỏng bao quanh tim và rễ của các mạch máu lớn. Con người có thể bị mất ngủ hoặc tức ngực khi màng ngoài tim không loại độc tố hiệu quả.

Thời điểm này, dạ dày hoạt động rất yếu do vòng năng lượng đang mạnh ở tim, do đó bạn nên tránh ăn tối quá no hoặc ăn quá trễ.

Ngoài ra, Tuyến tụy và Thận hoạt động song song với nhau. Sau khi thực hiện xong công việc của mình, thận sẽ chỉ đạo tuyến tụy bắt đầu làm việc, tiến hành biến carbohydrate thành đường.

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ trong khung giờ này, có lẽ là do cơ thể muốn nghỉ ngơi để tuyến tụy làm việc hiệu quả.

Từ 21-23 giờ: (Tam tiêu)

Tam tiêu bao gồm Thượng tiêu là lưỡi, thực quản, tim phổi; Trung tiêu là dạ dày; Hạ tiêu là ruột non, ruột già, thận và bàng quang hoạt động.

Tam tiêu phụ trách tuần hoàn khí huyết toàn bộ cơ thể.

Thời gian này, bạn nên đi ngủ để khí ở lục phủ ngũ tạng được tăng cường và điều chỉnh, có lợi cho sức khỏe.

Đây cũng là giờ tuyến giáp và tuyến thượng thận đang trao đổi chất để điều phối năng lượng cho các cơ quan khác bắt đầu “làm việc”.

Trong khoảng thời gian này, bạn nên đọc sách và thư giãn để cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc.

Nếu không thể đi ngủ sớm vào thời gian này, bạn cũng nên để tâm trạng thoải mái, không cáu giận, quá vui mừng hay quá buồn bã, làm ảnh hưởng đến tinh thần của buổi sáng hôm sau.

Những bản nhạc nhẹ hay một bộ phim giải trí là một lựa chọn lý tưởng để thư giãn.

Từ 23 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau:

Thời gian đi ngủ là lúc các bộ phận Túi mật, Gan và Phổi hoạt động mạnh nhất để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Do đó, không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ trước 23 giờ  để đảm bảo cho các bộ phận thải độc làm tốt nhất công việc của mình. Chính vì hoạt động nhiều nên trong thời gian này, những người có bệnh về Túi mật, gan sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu; người bệnh phổi sẽ ho nhiều hơn.

Xem thêm: Các Cơ Quan Nội Tạng Hoạt Động Như Thế Nào Khi Chúng Ta Đang Ngủ? (Phần 3)

Mỗi cơ quan trong cơ thể đều có một khung giờ nhất định để làm việc hết công suất và một khung giờ để nghỉ ngơi.

Những thói quen không điều độ và lệch quỹ đạo hoạt động của vòng năng lượng tuần hoàn sẽ dẫn đến những căn bệnh không mong muốn.

Do đó, việc lập kế hoạch làm việc – ăn uống – nghỉ ngơi tương ứng với thời gian hoạt động của các cơ quan theo vòng năng lượng tuần hoàn rất cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh.